Quên Và Nhớ (Nguyễn Bính) Tuyết ở bên trời không có em Cả chút mưa bay quá yếu mềm Cả cánh đồng trăng màu lục nhạt Như chỉ mơ hồ... nhớ để quên. Em nhỏ và trong như nước mắt Chia tay làm mặn mãi môi cười Vị mặn hễ quên rồi lại nhớ Nghìn trùng quay lại vẫn em thôi! Bài thơ "Quên Và Nhớ" trong nhiều tác phẩm thơ ca, tập thơ của Nguyễn Việt Bằng. Thuộc danh mục thơ Bằng ...
Bằng Việt (Nguyễn Việt Bằng)
Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, sinh ngày 15-6-1941 tại thành phố Huế, nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Tuổi thơ Bằng Việt vang động những sự kiện của cuộc Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp. Học xong bậc trung học tại Hà Nội và được cử đi học Đại học Luật ở Liên Xô là điều kiện để Bằng Việt mở rộng tầm nhìn và được tiếp xúc tích lũy vốn kiến thức của nhiều danh nhân văn hóa trên thế giới. Hoàn cảnh sống và học tập đã ảnh hưởng rất lớn đến phong cách sáng tác và dịch thuật của nhà thơ.
Năm 1965 tốt nghiệp khoa Pháp lý, Bằng Việt về nước và công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Năm 1968, sau khi tập thơ đầu tay Hương cây – Bếp lửa in chung cùng Lưu Quang Vũ ra đời. Năm 1969, Bằng Việt chuyển sang làm công việc biên tập tại nhà xuất bản Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1970 và năm 1973, hai lần tác giả được vào công tác tại chiến trường Bình Trị Thiên. Thực tế chiến trường là những trải nghiệm quý báu cho nhà thơ về cuộc chiến của dân tộc, đồng thời khơi sâu mạch suy nghiệm cho hồn thơ.
Sau chiến tranh, Bằng Việt đảm trách những vị trí quan trọng ở Hội Văn nghệ Hà Nội, Hội Liên hiệp Văn học- Nghệ thuật Hà Nội.
Bằng Việt xuất hiện lần đầu trong thơ vào năm 1961 với bài Qua Trường Sa. Cũng từ đó, thơ Bằng Việt đi cùng với tiến trình thơ Việt Nam hiện đại. Để đi đến nhận diện cái tôi trữ tình trong thơ Bằng Việt, trước hết ta cần tìm hiểu những chặng đường sáng tác của thơ ông trên hành trình phát triển của nền thơ Việt Nam hiện đại.
“Những rung động đầu đời” (1959-1964)
Gồm một số bài thơ của Bằng Việt đã in chung với Lưu Quang Vũ trong tập thơ đầu lòng: Hương cây-Bếp lửa. Đó là những rung động đầu đời về thiên nhiên, đất nước, con người và tình yêu của tuổi hoa niên.
Với đất nước “Đường giải phóng mới đi một nửa” (Tố Hữu), Bằng Việt vui mừng, hân hoan trước sự hồi sinh của cuộc sống hòa bình xây dựng trên miền Bắc nhưng cũng không quên nhắc bạn và cũng tự nhắc mình phải có trách nhiệm với non sông đất nước, phải biết căm phẫn tội ác trong thế kỉ bạo tàn. Khát được nghìn lần ra trận- Trả thù cho nơi lơ đãng đi qua! là khát vọng của nhà thơ khi đang ở giảng đường đại học.
Những rung động tinh tế trước cảnh sắc thiên nhiên của làng quê đất Bắc; những rung động đầu đời với bao cảm xúc hiện hữu thành kỷ niệm về tuổi thơ đi học, về cảm xúc bạn bè, về tiếng lòng của chính mình của “thuở đầu lưu luyến ấy” là những khúc nhạc lòng bằng thơ đầu đời của Bằng Việt .
Bằng Việt- một hồn thơ tinh tế, dạt dào cảm xúc đã mãi mang theo những rung động đầu đời để đón nhận và tin yêu cuộc sống. Những cảm xúc này đã hình thành nên thể chất thơ Bằng Việt mà sau này dù có nỗi buồn, có xót xa trước sự đổi thay của con người của cuộc đời thì nhà thơ vẫn không ngừng khát khao và tin yêu cuộc đời.
“Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc” (1964-1973)
Những năm tháng Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc đã được Bằng Việt ghi lại trong hai tập thơ Những gương mặt, những khoảng trời và Đất sau mưa.
Những bài thơ ra đời trong thời kì này không chỉ đã ghi lại “chứng tích một thời”, mà còn biểu hiện được những cung bậc tình cảm, xúc động mãnh liệt và sâu lắng của tâm hồn nhà thơ trước sức chịu đựng “tột cùng gian truân” mà cũng “tột cùng hạnh phúc” của đất nước và nhân dân anh hùng.
Sức sống bình thản đến kỳ lạ của nhân dân và tuổi trẻ đất nước trước sự hủy diệt khủng khiếp của quân thù đã làm nên sức mạnh hồi sinh kỳ diệu hàn gắn vết thương chiến tranh. Đó là chiều sâu cảm xúc, phản ánh hiện thực để đi đến nhận định khái quát: “tột cùng gian truân” mà “tột cùng hạnh phúc” của nhân dân và đất nước của tác giả.
Chặng đường này, Bằng Việt còn đan xen nhiều khúc tình ca với nhiều cách biểu đạt bất ngờ, sâu lắng hòa quyện tình cảm và trí tuệ làm xao xuyến người đọc. Tình cảm ấy thể hiện hình ảnh cái tôi trữ tình hòa quyện riêng chung của cả một thế hệ, nối tiếp những rung động đầu đời nhưng đã trưởng thành qua một “thời lá đỏ” và “trải nghiệm’ trong hành trình thơ Bằng Việt.
“Thơ tình viết muộn”- “Những trải nghiệm” (1973-2008)
Gồm những bài thơ được tuyển chọn từ tập Đất sau mưa đến tập Nheo mắt nhìn ra thế giới.
Trước hết, thơ Bằng Việt đã biểu hiện niềm vui hồi sinh của đất nước sau chiến thắng, những rung động buổi chiều trong hoàn cảnh đất nước thanh bình được đi thăm nhiều vùng đất một “thời lá đỏ”. Những vần thơ viết trong hoàn cảnh này gây xúc động cho người đọc.
Nhận ra, cả nước sau niềm vui lại phải đang bước vào cuộc chiến không kém phần cam go đó là cuộc chiến với cái đói, cái nghèo, cái lạc hậu để đem lại no ấm, hạnh phúc cho mỗi phận người. Người đọc dễ dàng bắt gặp trong thơ Bằng Việt ở chặng đường này những trăn trở, băn khoăn, âu lo đầy trách nhiệm về cuộc đời để tự nhắc mình về trách nhiệm của thơ ca, và nhắc bạn đọc về cách nghĩ, cách xử sự trước cuộc sống đầy phức tạp của buổi giao thời “Đọc lại Nguyễn Du”, “Nhớ Trịnh” trong “Lặng lẽ”, thơ Bằng Việt vẫn thủy chung với vẻ đẹp nhân văn và ngày càng sâu lắng với những tầm nhìn, tầm nghĩ mới đầy trách nhiệm trước cuộc đời và con người. Hòa vào thế giới “tiềm thức” ấy người đọc sẽ càng hiểu thêm những suy ngẫm của nhà thơ về đất nước, về cuộc đời, về tình yêu và ý nghĩa của sự sống, về sáng tạo nghệ thuật và thơ ca trong đời sống của con người.
- Bách Thảo
- Bài Hát Ru Giữa Trận B.52
- Bài Học Từ Cây
- Chuyện Tầm Phào
- Còn, Mất... Tuổi Yêu Đầu
- Cứ Như Không
- Đọc Lại Thơ Thời Trần
- Em Đừng Ghen Với Quá Khứ
- Em ở Quãng Đầu Đời...
- Giải Thích
- Hai Bài Tứ Tuyệt
- Hoa Vông Vang
- Không Đề (I)
- Không Đề (Ii)
- Lạnh
- Một Chút Bùi Ngùi Trên Biển
- Một Khúc Tình Ca Lâu Rồi Không Lặp Lại!
- Mùa Mưa
- Năm Anh Gặp Em
- Ngẫu Nhiên Và Tất Nhiên
- Nhớ
- Những Vỉa Than Ngầm
- Quá Chừng
- Quá Khứ Buồn Làm Chi
- Quên Và Nhớ
- Rung Động Thuở Đầu
- Sông
- Tản Mạn Về Trúc Lâm Đại Sĩ
- Tạnh Mưa Rừng
- Tâm Tình Với Olga Bergon
- Thơ Tình Viết Muộn
- Tiềm Thức
- Trần Huyền Trân
- Vài Kỷ Niệm Về Lê Đạt
Bếp Lửa (1968)
- Beethoven Và Âm Vang Hai Thế Kỷ
- Bếp Lửa
- Đi Chợ Tết
- Giữa Thác Người Dâng
- Gửi Một Bạn Cu-Ba
- Học Trò Hà Tĩnh
- Kỷ Niệm Về Chê Ghêvara
- Lời Chào Từ Việt Nam 1996
- Màu Và Tiếng
- Mừng Em Tròn 16 Tuổi
- Ngày Lặng Gió
- Nghe Đất
- Người Giữ Tuyến Đường Xuân
- Qua Trường Sa
- Thị Trấn
- Thư Gửi Người Bạn Xa Đất Nước
- Tình Ca Trên Đất Nước
- Tình Yêu Và Báo Động
- Trở Lại Trái Tim Mình
- Từ Giã Tuổi Thơ
- Về Nghệ An Thăm Con
Những Gương Mặt, Những Khoảng Trời (1973)
- A-Tô-Pơ
- Bản Cũ Giữa Rừng Lào
- Bên Địa Đạo Vĩnh Quang
- Cuối Năm
- Đất Này, Thăng Long - Hà Nội
- Đêm Gió Trường Sơn
- Đứng Trước Thế Kỷ XX
- Ghi Từ Một Vùng Đất Lửa
- Huế, Tấm Lòng Em...
- Mẹ
- Người Đi Cùng Một Đường
- Những Đoạn Thơ Tình Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Phá Hoại
- Những Gương Mặt, Những Khoảng Trời
- Nói Với Em
- Phút Sinh Ra Những Thần Phù Đổng
- Tiếng Hát Dọc Những Cánh Rừng
- Tột Cùng Gian Truân, Tột Cùng Hạnh Phúc
- Trở Lại Thái Bình
- Truông Nhà Hồ
- Trước Cửa Ngõ Chiến Trường
- Trước Cửa Tùng
- Từ Chiến Trường Lại Viết Cho Con
- Viết Cho Con Mùa Xuân Thứ Nhất
- Vùng Sâu
Đất Sau Mưa (1977)
- Bè Bạn Một Vùng Đồi
- Đất Nước
- Đất Trẻ
- Đêm Cuối Cùng Trên Đường 20
- Đêm Trên Vùng Cá
- Đôi Dòng Tiễn Đưa Bà Nội
- Em Hãy Đến Cánh Đồng Mường Thanh
- Hòn Khoai
- Hương Mùa Thu, Phố Biển...
- Một Chút Thầm Thì Trong Tình Yêu Hà Nội
- Nghe Trong Trưa Bát Tràng
- Quảng Bình, Đêm Nghe Bom Toạ Độ
- Sau Mưa
- Thị Xã Và Con Người
- Tiếng Ru Và Ngọn Gió
- Ú Tim Một Chút, Chùa Hương...
- Về Huế, Đêm Rằm...
- Về Hương Sơn, Năm Sơ Tán Ấy
- Xóm Nhỏ Trên Cồn...
- Xứ Sở Của Niềm Hy Vọng ở Tận Cùng
Khoảng Cách Giữa Lời (1984)
- Bến Ninh Kiều
- Dọn Về Làng Cũ
- Đích
- Đỉnh Prômêtê
- Đọc Lại “Dế Mèn Phiêu Lưu Ký”
- Giao Hưởng Số Chín
- Gương Mặt
- Hoa Phượng, Lăng Vua, Phố Chợ...
- Hoa Tường Vi
- Khoảng Cách Giữa Lời
- Mai Mốt Đến Sông Đà
- Plixetxcaia
- Tây Ninh
- Thời Đại Của Tốc Độ Lớn
- Thời Lá Đỏ
- Trò Chuyện Với Thành Phố Của Đời Mình
Cát Sáng (1985)
Phía Nửa Mặt Trăng Chìm (1995)
- Bến Sông Đà, Thu 1974
- Bông Huệ
- Bữa Cơm Thời Chiến
- Chiều Plốpđíp Mưa Thu
- Chọn Sách Đi Sơ Tán
- Lý Lẽ Ít Lời
- Rung Động Buổi Chiều
- Say
- Thiên Nhiên Thành Lửa Bén
- Về Xóm Nhỏ Trên Cồn
- Vin Cành
Ném Câu Thơ Vào Gió (2001)
- Alma-Ata
- Ấn Tượng Hirôshima
- Bánh Chưng, Bánh Dày
- Casablanca
- Đọc Lại Nguyễn Du
- Em Và Tôi
- Hoa Phượng
- Hội An, Một Lần Tôi Đến
- Lặng Lẽ
- Lịch Sử Và Uy Tín
- Lục Bát Cầu May
- Một ý Nghĩ Về Quê Cũ
- Muộn...
- Ném Câu Thơ Vào Gió
- Ngày Đã Đứng Trưa
- Nghệ Thuật Thu Nhỏ
- Ngôi Nhà
- Phố Trụi
- Rồi Sẽ Tới...
- Sen Hồ Tây
- Sự Nhạy Cảm Không Có Chỗ
- Sự Tạm Bợ
- Thôi Hãy Khoan...
- Thơ Vui Đùa Bạn
- Trong Rừng
- Trung Du
- Tuổi Giữa Chừng
- Tự Sự
- Vọng Hải Đài
- Vườn Nhật Bản
Nheo Mắt Nhìn Thế Giới (2008)
- Bán Thuốc ở Nam Ninh
- Buồn...
- Cầu Vượt
- Chợ Vòm Maxcơva
- Cổ Rồi...
- Cơn Mê Đắm Mùa Sen
- Du Lịch Sinh Thái
- Đệ Nhất Tổ Phái Trúc Lâm Giảng Thiền
- Đồ Vật Cũ
- Lại... ừ Thì...
- Lên Cao
- Matơriôska
- Mất Ngủ
- Mưa Cao Nguyên
- Ngô Đồng
- Ngôn Ngữ Và Chính Trị
- Người Của Thế Kỷ Trước
- Nheo Mắt Nhìn Thế Giới
- Nhớ Trịnh
- Nước Nga, Sau 20 Năm Gặp Lại
- Phim Về Lý Công Uẩn
- Rượu Của Nguyễn Cao Kỳ
- Thơ Còn Gì Hôm Nay?
- Thơ Hay - Có Cần Phải Chết?
- Thực Ra...
- Từ Điển Danh Nhân
- Ừ Thì...
- Vì Sao...
- Vợ Thời
Rung Động Thuở Đầu
Rung Động Thuở Đầu (Nguyễn Bính) Nếu coi em như cô em gái Tôi sẵn lòng dạo phố cùng em, Nếu coi em như trẻ nhỏ dịu hiền Tôi đủ bạo - hôn em lên trán, Nếu coi em như tấm tình bè bạn Tôi dễ dàng chuyện vãn bình thường, Cùng lắm, coi em như khách qua đường Tôi vẫn có thể sẵn lời thăm hỏi... Nhưng tôi lặng ngắm hoài em, không nói Lẽ nào... tôi đã yêu em? 1960 Nguồn: ...
Sông
Sông (Nguyễn Bính) Anh ngỡ màu xanh sông rất yên Đôi nét mi em chớp thật hiền... Đâu biết lòng sông trầm lặng thế Mà em thổi được thuỷ triều lên! 1967 Nguồn: Bằng Việt, Tác phẩm chọn lọc, NXB Hội Nhà văn, 2010 Bài thơ "Sông" trong nhiều tác phẩm thơ ca, tập thơ của Nguyễn Việt Bằng. Thuộc danh mục thơ Bằng Việt một trong những Nhà Thơ Việt Nam Vĩ Đại Và Tiêu Biểu. Hãy ...
Tản Mạn Về Trúc Lâm Đại Sĩ
Tản Mạn Về Trúc Lâm Đại Sĩ (Nguyễn Bính) Người hiền Trúc Lâm Làm vua cũng vậy, làm sư cũng vậy, Làm vua khi Nước gọi Làm sư khi thân nhàn. Nhất cử nhất động đều minh bạch Soi mình trước Trời, Đất, Người. Thiên hạ trong tay mình. Mình trong tâm thiên hạ. Thương người cũng hệt thương mình. Cao sang lại về sống lẫn cùng dân Danh vọng khuất trong nâu sồng hẻm núi Tên ...
Tạnh Mưa Rừng
Tạnh Mưa Rừng (Nguyễn Bính) Em ơi, rừng bỗng yên Thung lũng xanh màu khói Ta đi ra đường mới Đất phơi ánh mỡ gà Sườn non dài cỏ biếc Rung rinh đồi sương sa Từng hồi gió phất phơ Thổi ấm lần rạ mục Lán vừa rỡ phên che Tiếng rừng khô rạo rực Mùi không gian mới tinh Biết nói gì đây em Sáu năm trời tất bật Đất không còn ra đất Đường vẫn đắp nên đường Cái rét nhức ...
Tâm Tình Với Olga Bergon
Tâm Tình Với Olga Bergon (Nguyễn Bính) Và thế là họ xa nhau Chỉ còn dòng Nêva cuồn cuộn chảy Ngôi sao chiều bùng cháy Tiếng chim kêu lạc lõng cuối trời xa... Năm tháng trôi qua, năm tháng cứ trôi qua Cô gái hiểu người yêu mình có lý Khi bụi thời gian nhuộm những sợi tóc đẹp trên mái tóc óng ả Khi ngọt ngào nhiều, cay đắng cũng nhiều hơn Nàng nghĩ gì OngaBecgon ? Câu ...
Thơ Tình Viết Muộn
Thơ Tình Viết Muộn (Nguyễn Bính) Tôi đã qua rồi tuổi dễ khổ đau, Tuổi dễ ưu tư, tuổi hay giận dữ, Tuổi hình dung tương lai trong lòng tay Giữ thật kín như vật gì dễ vỡ! Tôi đã qua rồi tuổi dễ kiêu căng Tưởng cuộc sống dễ dàng làm đổi khác, Tưởng những gì mới phát minh trong óc, Ắt ngày mai, nhân loại đã làm theo! * Em đến bên tôi, ngồi nghiêng không nói Trên má em, ...
Tiềm Thức
Tiềm Thức (Nguyễn Bính) Trưa nằm nghe bao tiếng rất xa xôi Tiếng gà gáy âm âm tình dĩ vãng, Xóm nhỏ sâu sâu, bờ ao lặng lặng Tàu cau vàng trong nắng biếc ngẩn ngơ... Tưởng còn nghe cả tiếng lá xoan rơi Mùa nắng đổ, nghe rì rào phượng nở Mùa ẩm gió, lá me bay đầy chợ Tàu chuối ngoài hiên sột soạt áo tơ xanh. ... Trưa nằm nghe bao tiếng rất xa xôi Những tiếng ủ hồn ...
Trần Huyền Trân
Trần Huyền Trân (Nguyễn Bính) Anh viết: “Cảm ơn Bằng Việt vì tất cả” Nhưng nào tôi có giúp được gì, ngoài việc in “Rau tần”- một tập thơ giấy “bổi”. Những năm ấy, in thơ vô cùng vất vả như vượt qua truông rậm, đầm lầy. Nhà thơ không định đoạt được giá trị thơ mình còn phải nhiều phen đánh vật cùng số phận. Những câu lục bát vào hàng hay nhất Việt Nam: “Xa nhau gió ít ...
Vài Kỷ Niệm Về Lê Đạt
Vài Kỷ Niệm Về Lê Đạt (Nguyễn Bính) 1 Năm 96, cùng đi Pháp, Anh muốn tôi xin cho anh về muộn Còn đi chơi thăm Ý, Tây Ban Nha, “Ba cái thứ đồ Tây, tao ăn đau bụng, Mày đừng lo, tao ở lại làm gì!” Tôi tin anh nói thật cứ như đùa, Nửa tháng sau, quả nhiên anh về Vẫn còn nhăn nhó cơn đau bụng! 2 Khi diễn thuyết trên sông Xen Có người hỏi: Ông sống với chính quyền ra ...
Beethoven Và Âm Vang Hai Thế Kỷ
Beethoven Và Âm Vang Hai Thế Kỷ (Bằng Việt) (Tặng A.M.) 1 Nghĩ chi em, bốn tiếng sấm bão bùng Bốn tiếng đập dập vùi số phận Bốn cái tát trong cuộc đời gián gậm Bốn thanh âm dựng đứng tâm hồn lên! Trái tim không bình yên, không một phút bình yên Trái tim lớn mang niềm đau khổ lớn Trái tim trải những vòng sóng gợn Lan truyền đi mãi mãi đến tương lai... Em đừng mong ...
Bếp Lửa
Bếp Lửa (Bằng Việt) Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa! Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi, Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy, Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay! Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn ...
Bình Luận Mới Nhất