Đồ Vật Cũ (Bằng Việt) Đồ vật cũ Hay những câu thơ cũ Mòn mỏi đi Nhưng đã quen dùng. Quen dáng, quen tay, Quen vui buồn, nước mắt, mồ hôi... Một chút hồn xưa Rất nhiều xa xót! Ôm mãi đống đồ quá quen, cũ rích, Ai nỡ vứt đi kỷ niệm đời mình? Chỉ biết thở dài, lau vết mốc meo Dù tích lại, chả có gì thiết dụng! Tấm chăn tiết kiệm xuống màu Không nỡ phũ tay quăng cho ...
Bằng Việt (Nguyễn Việt Bằng)
Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, sinh ngày 15-6-1941 tại thành phố Huế, nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Tuổi thơ Bằng Việt vang động những sự kiện của cuộc Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp. Học xong bậc trung học tại Hà Nội và được cử đi học Đại học Luật ở Liên Xô là điều kiện để Bằng Việt mở rộng tầm nhìn và được tiếp xúc tích lũy vốn kiến thức của nhiều danh nhân văn hóa trên thế giới. Hoàn cảnh sống và học tập đã ảnh hưởng rất lớn đến phong cách sáng tác và dịch thuật của nhà thơ.
Năm 1965 tốt nghiệp khoa Pháp lý, Bằng Việt về nước và công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Năm 1968, sau khi tập thơ đầu tay Hương cây – Bếp lửa in chung cùng Lưu Quang Vũ ra đời. Năm 1969, Bằng Việt chuyển sang làm công việc biên tập tại nhà xuất bản Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1970 và năm 1973, hai lần tác giả được vào công tác tại chiến trường Bình Trị Thiên. Thực tế chiến trường là những trải nghiệm quý báu cho nhà thơ về cuộc chiến của dân tộc, đồng thời khơi sâu mạch suy nghiệm cho hồn thơ.
Sau chiến tranh, Bằng Việt đảm trách những vị trí quan trọng ở Hội Văn nghệ Hà Nội, Hội Liên hiệp Văn học- Nghệ thuật Hà Nội.
Bằng Việt xuất hiện lần đầu trong thơ vào năm 1961 với bài Qua Trường Sa. Cũng từ đó, thơ Bằng Việt đi cùng với tiến trình thơ Việt Nam hiện đại. Để đi đến nhận diện cái tôi trữ tình trong thơ Bằng Việt, trước hết ta cần tìm hiểu những chặng đường sáng tác của thơ ông trên hành trình phát triển của nền thơ Việt Nam hiện đại.
“Những rung động đầu đời” (1959-1964)
Gồm một số bài thơ của Bằng Việt đã in chung với Lưu Quang Vũ trong tập thơ đầu lòng: Hương cây-Bếp lửa. Đó là những rung động đầu đời về thiên nhiên, đất nước, con người và tình yêu của tuổi hoa niên.
Với đất nước “Đường giải phóng mới đi một nửa” (Tố Hữu), Bằng Việt vui mừng, hân hoan trước sự hồi sinh của cuộc sống hòa bình xây dựng trên miền Bắc nhưng cũng không quên nhắc bạn và cũng tự nhắc mình phải có trách nhiệm với non sông đất nước, phải biết căm phẫn tội ác trong thế kỉ bạo tàn. Khát được nghìn lần ra trận- Trả thù cho nơi lơ đãng đi qua! là khát vọng của nhà thơ khi đang ở giảng đường đại học.
Những rung động tinh tế trước cảnh sắc thiên nhiên của làng quê đất Bắc; những rung động đầu đời với bao cảm xúc hiện hữu thành kỷ niệm về tuổi thơ đi học, về cảm xúc bạn bè, về tiếng lòng của chính mình của “thuở đầu lưu luyến ấy” là những khúc nhạc lòng bằng thơ đầu đời của Bằng Việt .
Bằng Việt- một hồn thơ tinh tế, dạt dào cảm xúc đã mãi mang theo những rung động đầu đời để đón nhận và tin yêu cuộc sống. Những cảm xúc này đã hình thành nên thể chất thơ Bằng Việt mà sau này dù có nỗi buồn, có xót xa trước sự đổi thay của con người của cuộc đời thì nhà thơ vẫn không ngừng khát khao và tin yêu cuộc đời.
“Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc” (1964-1973)
Những năm tháng Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc đã được Bằng Việt ghi lại trong hai tập thơ Những gương mặt, những khoảng trời và Đất sau mưa.
Những bài thơ ra đời trong thời kì này không chỉ đã ghi lại “chứng tích một thời”, mà còn biểu hiện được những cung bậc tình cảm, xúc động mãnh liệt và sâu lắng của tâm hồn nhà thơ trước sức chịu đựng “tột cùng gian truân” mà cũng “tột cùng hạnh phúc” của đất nước và nhân dân anh hùng.
Sức sống bình thản đến kỳ lạ của nhân dân và tuổi trẻ đất nước trước sự hủy diệt khủng khiếp của quân thù đã làm nên sức mạnh hồi sinh kỳ diệu hàn gắn vết thương chiến tranh. Đó là chiều sâu cảm xúc, phản ánh hiện thực để đi đến nhận định khái quát: “tột cùng gian truân” mà “tột cùng hạnh phúc” của nhân dân và đất nước của tác giả.
Chặng đường này, Bằng Việt còn đan xen nhiều khúc tình ca với nhiều cách biểu đạt bất ngờ, sâu lắng hòa quyện tình cảm và trí tuệ làm xao xuyến người đọc. Tình cảm ấy thể hiện hình ảnh cái tôi trữ tình hòa quyện riêng chung của cả một thế hệ, nối tiếp những rung động đầu đời nhưng đã trưởng thành qua một “thời lá đỏ” và “trải nghiệm’ trong hành trình thơ Bằng Việt.
“Thơ tình viết muộn”- “Những trải nghiệm” (1973-2008)
Gồm những bài thơ được tuyển chọn từ tập Đất sau mưa đến tập Nheo mắt nhìn ra thế giới.
Trước hết, thơ Bằng Việt đã biểu hiện niềm vui hồi sinh của đất nước sau chiến thắng, những rung động buổi chiều trong hoàn cảnh đất nước thanh bình được đi thăm nhiều vùng đất một “thời lá đỏ”. Những vần thơ viết trong hoàn cảnh này gây xúc động cho người đọc.
Nhận ra, cả nước sau niềm vui lại phải đang bước vào cuộc chiến không kém phần cam go đó là cuộc chiến với cái đói, cái nghèo, cái lạc hậu để đem lại no ấm, hạnh phúc cho mỗi phận người. Người đọc dễ dàng bắt gặp trong thơ Bằng Việt ở chặng đường này những trăn trở, băn khoăn, âu lo đầy trách nhiệm về cuộc đời để tự nhắc mình về trách nhiệm của thơ ca, và nhắc bạn đọc về cách nghĩ, cách xử sự trước cuộc sống đầy phức tạp của buổi giao thời “Đọc lại Nguyễn Du”, “Nhớ Trịnh” trong “Lặng lẽ”, thơ Bằng Việt vẫn thủy chung với vẻ đẹp nhân văn và ngày càng sâu lắng với những tầm nhìn, tầm nghĩ mới đầy trách nhiệm trước cuộc đời và con người. Hòa vào thế giới “tiềm thức” ấy người đọc sẽ càng hiểu thêm những suy ngẫm của nhà thơ về đất nước, về cuộc đời, về tình yêu và ý nghĩa của sự sống, về sáng tạo nghệ thuật và thơ ca trong đời sống của con người.
- Bách Thảo
- Bài Hát Ru Giữa Trận B.52
- Bài Học Từ Cây
- Chuyện Tầm Phào
- Còn, Mất... Tuổi Yêu Đầu
- Cứ Như Không
- Đọc Lại Thơ Thời Trần
- Em Đừng Ghen Với Quá Khứ
- Em ở Quãng Đầu Đời...
- Giải Thích
- Hai Bài Tứ Tuyệt
- Hoa Vông Vang
- Không Đề (I)
- Không Đề (Ii)
- Lạnh
- Một Chút Bùi Ngùi Trên Biển
- Một Khúc Tình Ca Lâu Rồi Không Lặp Lại!
- Mùa Mưa
- Năm Anh Gặp Em
- Ngẫu Nhiên Và Tất Nhiên
- Nhớ
- Những Vỉa Than Ngầm
- Quá Chừng
- Quá Khứ Buồn Làm Chi
- Quên Và Nhớ
- Rung Động Thuở Đầu
- Sông
- Tản Mạn Về Trúc Lâm Đại Sĩ
- Tạnh Mưa Rừng
- Tâm Tình Với Olga Bergon
- Thơ Tình Viết Muộn
- Tiềm Thức
- Trần Huyền Trân
- Vài Kỷ Niệm Về Lê Đạt
Bếp Lửa (1968)
- Beethoven Và Âm Vang Hai Thế Kỷ
- Bếp Lửa
- Đi Chợ Tết
- Giữa Thác Người Dâng
- Gửi Một Bạn Cu-Ba
- Học Trò Hà Tĩnh
- Kỷ Niệm Về Chê Ghêvara
- Lời Chào Từ Việt Nam 1996
- Màu Và Tiếng
- Mừng Em Tròn 16 Tuổi
- Ngày Lặng Gió
- Nghe Đất
- Người Giữ Tuyến Đường Xuân
- Qua Trường Sa
- Thị Trấn
- Thư Gửi Người Bạn Xa Đất Nước
- Tình Ca Trên Đất Nước
- Tình Yêu Và Báo Động
- Trở Lại Trái Tim Mình
- Từ Giã Tuổi Thơ
- Về Nghệ An Thăm Con
Những Gương Mặt, Những Khoảng Trời (1973)
- A-Tô-Pơ
- Bản Cũ Giữa Rừng Lào
- Bên Địa Đạo Vĩnh Quang
- Cuối Năm
- Đất Này, Thăng Long - Hà Nội
- Đêm Gió Trường Sơn
- Đứng Trước Thế Kỷ XX
- Ghi Từ Một Vùng Đất Lửa
- Huế, Tấm Lòng Em...
- Mẹ
- Người Đi Cùng Một Đường
- Những Đoạn Thơ Tình Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Phá Hoại
- Những Gương Mặt, Những Khoảng Trời
- Nói Với Em
- Phút Sinh Ra Những Thần Phù Đổng
- Tiếng Hát Dọc Những Cánh Rừng
- Tột Cùng Gian Truân, Tột Cùng Hạnh Phúc
- Trở Lại Thái Bình
- Truông Nhà Hồ
- Trước Cửa Ngõ Chiến Trường
- Trước Cửa Tùng
- Từ Chiến Trường Lại Viết Cho Con
- Viết Cho Con Mùa Xuân Thứ Nhất
- Vùng Sâu
Đất Sau Mưa (1977)
- Bè Bạn Một Vùng Đồi
- Đất Nước
- Đất Trẻ
- Đêm Cuối Cùng Trên Đường 20
- Đêm Trên Vùng Cá
- Đôi Dòng Tiễn Đưa Bà Nội
- Em Hãy Đến Cánh Đồng Mường Thanh
- Hòn Khoai
- Hương Mùa Thu, Phố Biển...
- Một Chút Thầm Thì Trong Tình Yêu Hà Nội
- Nghe Trong Trưa Bát Tràng
- Quảng Bình, Đêm Nghe Bom Toạ Độ
- Sau Mưa
- Thị Xã Và Con Người
- Tiếng Ru Và Ngọn Gió
- Ú Tim Một Chút, Chùa Hương...
- Về Huế, Đêm Rằm...
- Về Hương Sơn, Năm Sơ Tán Ấy
- Xóm Nhỏ Trên Cồn...
- Xứ Sở Của Niềm Hy Vọng ở Tận Cùng
Khoảng Cách Giữa Lời (1984)
- Bến Ninh Kiều
- Dọn Về Làng Cũ
- Đích
- Đỉnh Prômêtê
- Đọc Lại “Dế Mèn Phiêu Lưu Ký”
- Giao Hưởng Số Chín
- Gương Mặt
- Hoa Phượng, Lăng Vua, Phố Chợ...
- Hoa Tường Vi
- Khoảng Cách Giữa Lời
- Mai Mốt Đến Sông Đà
- Plixetxcaia
- Tây Ninh
- Thời Đại Của Tốc Độ Lớn
- Thời Lá Đỏ
- Trò Chuyện Với Thành Phố Của Đời Mình
Cát Sáng (1985)
Phía Nửa Mặt Trăng Chìm (1995)
- Bến Sông Đà, Thu 1974
- Bông Huệ
- Bữa Cơm Thời Chiến
- Chiều Plốpđíp Mưa Thu
- Chọn Sách Đi Sơ Tán
- Lý Lẽ Ít Lời
- Rung Động Buổi Chiều
- Say
- Thiên Nhiên Thành Lửa Bén
- Về Xóm Nhỏ Trên Cồn
- Vin Cành
Ném Câu Thơ Vào Gió (2001)
- Alma-Ata
- Ấn Tượng Hirôshima
- Bánh Chưng, Bánh Dày
- Casablanca
- Đọc Lại Nguyễn Du
- Em Và Tôi
- Hoa Phượng
- Hội An, Một Lần Tôi Đến
- Lặng Lẽ
- Lịch Sử Và Uy Tín
- Lục Bát Cầu May
- Một ý Nghĩ Về Quê Cũ
- Muộn...
- Ném Câu Thơ Vào Gió
- Ngày Đã Đứng Trưa
- Nghệ Thuật Thu Nhỏ
- Ngôi Nhà
- Phố Trụi
- Rồi Sẽ Tới...
- Sen Hồ Tây
- Sự Nhạy Cảm Không Có Chỗ
- Sự Tạm Bợ
- Thôi Hãy Khoan...
- Thơ Vui Đùa Bạn
- Trong Rừng
- Trung Du
- Tuổi Giữa Chừng
- Tự Sự
- Vọng Hải Đài
- Vườn Nhật Bản
Nheo Mắt Nhìn Thế Giới (2008)
- Bán Thuốc ở Nam Ninh
- Buồn...
- Cầu Vượt
- Chợ Vòm Maxcơva
- Cổ Rồi...
- Cơn Mê Đắm Mùa Sen
- Du Lịch Sinh Thái
- Đệ Nhất Tổ Phái Trúc Lâm Giảng Thiền
- Đồ Vật Cũ
- Lại... ừ Thì...
- Lên Cao
- Matơriôska
- Mất Ngủ
- Mưa Cao Nguyên
- Ngô Đồng
- Ngôn Ngữ Và Chính Trị
- Người Của Thế Kỷ Trước
- Nheo Mắt Nhìn Thế Giới
- Nhớ Trịnh
- Nước Nga, Sau 20 Năm Gặp Lại
- Phim Về Lý Công Uẩn
- Rượu Của Nguyễn Cao Kỳ
- Thơ Còn Gì Hôm Nay?
- Thơ Hay - Có Cần Phải Chết?
- Thực Ra...
- Từ Điển Danh Nhân
- Ừ Thì...
- Vì Sao...
- Vợ Thời
Lại… Ừ Thì…
Lại... Ừ Thì... (Bằng Việt) Ừ thì...nắng, ừ thì...mưa, Lập nghiêm mấy độ, vẫn thừa nhung nhăng, Ừ thì...gió, ừ thì...trăng, Chỉ trăng với gió cũng rằng chơi ngông! Ừ thì... đục, ừ thì... trong, Tỉnh queo thế sự, vẫn hòng được say! Ừ thì...đó, ừ thì...đây, Chưa đi xa, đã biết ngày đi xa, Ừ thì...bạn, ừ thì... ta, Một đời lắm bạn, ai là thương yêu? Ừ thì... sớm, ừ ...
Lên Cao
Lên Cao (Bằng Việt) Lên cao, giảm độ sôi Không khí loãng dần Nhìn xa hơn, bao quát hơn, Nhưng tức thở! Trứng chỉ lòng đào, nhúng không thể chín, Ý nghĩ trên mây càng sống sít hơn, Vi khuẩn sống dai, rơi vào nước bốc hơi Càng kích thích lớn nhanh, không thể chết, Duy kỳ diệu, trên ngút ngàn núi tuyết Xác ướp trong băng còn nguyên vẹn đời đời! Lên cao Càng lên càng cô ...
Matơriôska
Matơriôska (Bằng Việt) Cô nàng búp bê mắn đẻ tròn xoe! Mở lòng ra – cả bầy con nhỏ xíu... Nước Nga mênh mông, người là vốn quý Một mẹ Anh hùng, nâng niu hàng chục đứa con! Nhưng thời thế khác rồi! Người độc thân nhiều hơn, thích hưởng thụ hơn là chia sẻ, Yêu bản thể chính mình hơn là yêu trẻ... Đi khắp các quầy, chẳng dễ tìm đâu búp bê Matơriôska! Giống bầy tò he nặn ...
Mất Ngủ
Mất Ngủ (Bằng Việt) Người đàn ông đã đến tuổi buồn Đã đến tuổi không còn gì để nói Sao ngoảnh lại vẫn còn nhiều bối rối Vẫn còn nhiều duyên nợ ở trần gian? Người đàn ông đã đến tuổi gàn Đã đến tuổi không còn gì để mất Mới hiểu được góc nhìn ngoài sự vật Thấy rõ hình hài những thứ vô vi... Ngủ đi, ngủ đi... "Ngủ quách sự đời thây kẻ thức..." Đã đến tuổi ngủ liền luôn ...
Mưa Cao Nguyên
Mưa Cao Nguyên (Bằng Việt) Bóng râm ngủ quên trong một câu đùa... Ngày nhẹ nắng, trời mù sa lất phất. Mưa cao nguyên chợt bay rồi chợt tắt Có day dứt gì đâu?... Chỉ là mưa cao nguyên! Trong câu đùa để ngủ quên hạnh phúc, Lời hứa hẹn yên hàn ngủ quên trong chiến tranh. Chỉ có thế! Sao mãi còn thắc thỏm? Mà day dứt gì đâu?... Chỉ là mưa cao nguyên! Thời ấy thật trẻ ...
Ngô Đồng
Ngô Đồng (Bằng Việt) "Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng!" (Bích Khê) Cây huyền thoại đã vào văn học sử: "Cây ngô đồng, ai trồng mà mọc..." "Một lá ngô đồng rụng, Cả thiên hạ hay thu!" "Lá ngô đang mùa hạ, Vua Ngô tỉnh chửa tỉnh, Lá ngô sang mùa thu, Vua Ngô sầu lại sầu!" Cây ngô đồng sang trọng Sang mãi từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc, Sang đến thế, chỉ có trong sách ...
Ngôn Ngữ Và Chính Trị
Ngôn Ngữ Và Chính Trị (Bằng Việt) Tôi đến Vácsava khi Liên Xô đã đổ Thấy tiếc toà nhà cao như Trường Lômônôxốp Kiến trúc thời Xtalin, giờ bỗng bị bỏ hoang! Tôi hỏi bằng tiếng Nga - từng phổ cập ở Ba Lan Người qua đường đáp ngay, giọng có phần khiêu khích: "You would better speak English!" Lại đến Hồng Kông, gặp một người Nga Bỏ nước ra đi sau thời Goócbachốp Sang đây ...
Người Của Thế Kỷ Trước
Người Của Thế Kỷ Trước (Bằng Việt) "Phục chẩm bất thăng kinh tạc mộng Hồi đầu dĩ nhược cách tiền sinh..." (Nguyễn Khuyến) Vẫn nói, vẫn cười, vẫn ăn, vẫn uống, Vẫn cao ngạo, tự tin, điềm tĩnh, Nhưng trên gương mặt anh đã có gì khuất lấp, Anh – người của thế kỷ khác rồi! Thế kỷ dữ dằn, bão bùng, có đi và có đến, Anh xuống cùng một bến với bao người tâm huyết, Anh cũng ...
Nheo Mắt Nhìn Thế Giới
Nheo Mắt Nhìn Thế Giới (Bằng Việt) Trên ba nghìn mét cao Bóng người như hạt bụi, Cao ốc như hộp diêm Rừng già như tóc rối... Nheo mắt, biết buồn gì? Chỉ còn mây trắng mây Giống vẩy rồng, vẩy cá, Chỉ còn trời xanh trời Chẳng đâu cùng tận cả... Nheo mắt, biết vui gì? Nheo mắt vì rợn ngợp Nheo mắt vì bất cần, Có thể đầy phấn khích Có thể đầy phân vân, Hay nhuốm màu ...
Nhớ Trịnh
Nhớ Trịnh (Bằng Việt) Chợt rầu lòng vì câu thơ của Trịnh: "Đêm thấy ta là thác đổ..." Vậy ngày ơi, ta là gì? Có khi Một ngày ruổi rong, một ngày tất bật Cũng không làm xong một việc ra hồn! Có khi Cả tuần lao lung, cả tuần suy ngẫm Cũng không nhìn thấu bản thể mình! Ngày sống vội, tuần sống vội, năm sống vội Tuổi hoa niên, trung niên, kế tiếp tuổi già... Chong chóng ...
Nước Nga, Sau 20 Năm Gặp Lại
Nước Nga, Sau 20 Năm Gặp Lại (Bằng Việt) "Hai mươi năm sau, một tên sách mỉa mai Ghi trọn đời ta và giấc mơ đi lạc..." Louis Aragon (Đêm Maxcơva) 1 Những vỉa hè xưa cũ Màu đá nhẵn lỳ, thân thuộc bao năm, Đâu biết mình chuyển sang kinh tế thị trường Mà mình đã thành vỉa hè tư bản! Những bà già vẫn khoác tấm áo màu đen xưa cũ, Khuôn mặt thuần Nga thật thà chất ...
Bình Luận Mới Nhất