Bài thơ Gieo Mùa (Xuân Diệu), tác giả viết về một mùa gieo mạ. Trong bài thơ ông đã nêu rõ từng chi tiết về khung cảnh gieo mùa lúc bấy giờ, nào là chủ nô, chủ xưởng hung han8 quát mắng hành hạ dân chúng… khai thác đất rừng gieo mùa. Tác giả còn miêu tả cảnh bềnh tràn ngập về và cả những giọt lệ rơi trên má.
Gieo Mùa (Xuân Diệu)
Mấy mươi lần mấy trăm năm đằng đẵng,
Nhân loại đầu trần đi trong lửa nắng,
Nhân loại hoang vu như một cánh rừng
Bọn làm cây vào bổ chặt ngang lưng,
Nhựa sống, máu, rỏ xuống từng suối chảy…
Chủ nô, chúa đất,
Chủ xưởng: tay rìu,
Trợn tròn con mắt,
Hung hăng cú diều.
Xẻo mình dân chúng
Lấy thịt chiến tranh.
Xô bờ, chiếm cõi,
Xây lăng, đắp thành.
Tuỷ xương nhầy ngập trên xích xe tăng,
Sỏi lăn đường lấy ở những hàm răng…
Gối bị lưng đè,
Đói che trời đất!
Lều rét le te,
Bệnh về tràn ngập!
Lệ lăn trên má
Rơi xuống đất tròn.
Chiều chiều mắt đổ
Như là sương tuôn.
*
Nhưng luôn luôn nhân loại vẫn gieo mùa,
Cấy máu xuống, đợi chờ khi nở nhuỵ.
Hữu tình tay cất
Hạt giống ngày mai.
Mồ hôi hiu hắt
Bay trong gió trời.
Roi quật rút lưng –
Không, tao vẫn cấy
Hạt giống mai này
Chúng mày không thấy!
Tiếng than không mất
Đến đập cửa trời.
Ruột lìa không tắt,
Phổi nồng chuyền hơi.
Lớp ngày mục xuống làm phân ủ,
Mưa nắng trăng sao thúc đẩy mùa;
Giọt nước mắt, giống của loài hoa quí
Nở nụ dần dần trên những cành tơ.
Năm trước, năm xưa
Hoa còn rón rén.
Hoa nở thêm nhiều,
Mầm đâm rễ bén.
Một ngày sương tuyết
Nở hoa Tháng Mười.
Tháng Năm hoa giậy
Tháng Tám hoa cười…
Dù cho sấm nổ,
Đá chạy, cát mờ,
Sức hoa lên rộ,
Cản được bao giờ?
– Đây là mùa gặt,
Đây là mùa thơ…
1948-1958
Qua các khổ thơ tiếp theo, tác giả nói về ý chí kiên cường không khuất phục trước đòn roi… mà tiếp tục gieo. Đoạn thơ cuối tác giả nói về mùa vụ thành công, hoa nở thêm nhiều, mầm đâm rễ bén.
Các Bạn Đang Xem Bài Viết Bài Thơ: “Gieo Mùa” (Xuân Diệu – Ngô Xuân Diệu) Của Tác Giả Xuân Diệu Thuộc Tập Riêng Chung (1962) » Những Bài Thơ Thời Sự Tại Blog ChieuTa.Com. Truy Cập Blog Thường Xuyên Để Xem Nhiều Bài Viết Mới Hàng Ngày Nhé!
Để Lại Một Bình Luận