Bài thơ Đã Tới Mặt Trăng (Xuân Diệu), tác giả viết về trăng rằm tháng 8 trung thu. Bài thơ viết về một đêm ngắm trăng không mỏi, nhìn trăng như một quả dưa in hằng móng tay. Bài thơ cũng miêu tả như nói về Liên Xô bắt đầu thám hiểm mặt trăng, trăng cuời nhạt, trêu ngươi thách thức, trăng đã làm thao thức bao thanh xuân.
Đã Tới Mặt Trăng (Xuân Diệu)
Trăng vào rằm tháng tám Trung thu
Trong ngần, toả ánh sáng xanh mát rượi.
Đêm nay, ta cũng ngửa đầu nhìn trăng không mỏi,
Nhưng mắt ta nhìn đã khác, trăng ơi!
Ta nhìn trăng như một quả dưa trời
Ta đã bấm dấu móng tay lên đó.
Người đã phóng bàn tay vào vũ trụ
Bắt được trăng rồi. – Trăng hỡi, bắt tay!
Trăng cợt người đã nghìn vạn năm nay,
Trăng mỉm cười, trêu ngươi, thách thức;
Trăng ở mặt người, trăng đôi trên ngực,
Trăng đã làm thao thức biết bao xuân.
Người muốn lên trăng, trăng chẳng xuống trần.
Gương nhật nguyệt không dọi tình u ẩn;
Chú cuội cây đa, ả Hằng cung Quảng.
Mãi mãi là mộng ước đó mà thôi!
Đêm nay trăng ở trên trời,
Trăng không ở trên trời của Trời khắc nghiệt;
Vũ trụ hết khí lạnh lùng thê thiết,
Vũ trụ ta, cờ xô viết làm thân.
Tôi người thi sĩ đã bao năm
Mơn cái bóng trăng mờ ảo huyễn,
Xa xôi mộng nguyệt vẩn vơ hồn;
Nay thấy mặt trăng thành một bến.
Trăng có tay người lên tới nơi,
Chuyển từ trăng lạnh hoá trăng tươi.
Tàu ta mai mốt lên đây đỗ,
Dìu dặt cung trăng đặt bước người.
Từ hôm nay, trăng dọi lòng sông,
Trăng soi mặt hồ, hay chiếu vào mắt biếc,
Mỗi bóng trăng trên núi, biển, rừng, đồng
Đều dọi xuống ảnh búa liềm xô viết.
15-9-1959
Những đoạn cuối bài thơ, tác giả như nhắn gửi đến cung trăng một ngày không xa sẽ lên đây đỗ, đặt những bước chân khám phá cung trăng. Bài thơ nói về thám hiểm mặt trăng của nhân loại, bạn thấy bài thơ này thế nào? Để lại đóng góp của bạn ngay bên dưới đây nhé.
Các Bạn Đang Xem Bài Viết Bài Thơ: “Đã Tới Mặt Trăng” (Xuân Diệu – Ngô Xuân Diệu) Của Tác Giả Xuân Diệu Thuộc Tập Riêng Chung (1962) » Những Bài Thơ Thời Sự Tại Blog ChieuTa.Com. Truy Cập Blog Thường Xuyên Để Xem Nhiều Bài Viết Mới Hàng Ngày Nhé!
Để Lại Một Bình Luận