Bài thơ Dại Khờ (Xuân Diệu), tác giả viết về những sự dại khờ trong cuộc sống. Mở đầu bài thơ là sự dại khờ vì thương không đúng cách, yêu sai người, có kho vàng nhưng tặng tùy nơi… Những câu thơ tiếp theo ý nghĩa về con đường ta chọn để đi trong cuộc đời này, đường êm quá thì ai mà nhớ, đến khi hay thì nhọn đã vào xương.
Dại Khờ (Xuân Diệu)
Người ta khổ vì thương không phải cách,
Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người.
Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi,
Người ta khổ vì xin không phải chỗ.
Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó!
Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương.
Vì thả lòng không kìm chế dây cương,
Người ta khổ vì lui không được nữa.
Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa;
Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy;
Muôn ngàn đời tìm cớ dõi sương mây,
Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất.
Người ta khổ vì cố chen ngõ chật,
Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào.
Rồi bị thương, người ta giữ gươm dao,
Không muốn chữa, không muốn lành thú độc.
Ý nghĩa bài thơ rất rõ ràng, cuộc sống chúng ta luôn có những lúc lầm lỡ dại khờ như thế. Bạn có cảm nhận gì về bài thơ này, để lại đóng góp của bạn ngay bên dưới đây nhé.
Các Bạn Đang Xem Bài Viết Bài Thơ: “Dại Khờ” (Xuân Diệu – Ngô Xuân Diệu) Của Tác Giả Xuân Diệu Trong Tập Gửi Hương Cho Gió (1945) Tại Blog ChieuTa.Com. Truy Cập Blog Thường Xuyên Để Xem Nhiều Bài Viết Mới Hàng Ngày Nhé!
Để Lại Một Bình Luận