Bài thơ Căm Hờn (Xuân Diệu), tác giả viết về lòng căm hờn của chiến sỉ trong thời chiến. Bài thơ khá dài, phải rồi lòng căm thù bọn cuớp nước thì sao chỉ vài dòng ngắn được, bài thơ nói lên sự căm thù và sự hào hùng đứng lên của bao chiến sĩ, những anh hùng, nào là gươm thiêng, giáo ngon, những gan đồng. Sự căm hờn còn thể hiện qua rặng che, tiếng cho, giòng máu anh hùng…
Căm Hờn (Xuân Diệu)
Đã đứng lên, những con người uất ức,
Những thế hệ nuốt oan hờn giữa ngực;
Đã đứng lên những chiến sĩ, những anh hùng,
Những gươm thiêng, những giáo nhọn, những gan đồng,
Những dạ sắt: đã đứng lên tất cả!
Giã từ quá khứ trăm năm hận,
Một bước sa cơ tủi vó hùm!
Ngoảnh lại thời gian, bao hậm hực!
Lỡ đường, nên nỗi giận trăm năm.
Đã cháy rồi, ánh sáng giữa đêm tăm;
Đã mọc giậy sao vàng trên nếp gió.
Trong thắm thiết, giữa bầu vinh dự đỏ;
Máu này là sắc đỏ của lòng dân.
Lũ chúng bay, loài bạc ác vô nhân
Xây sung sướng trên nhọc nhằn kẻ khác;
Lấy gian khổ của người làm cực lạc,
Rượu mồ hôi nước mắt, bánh xương tuỷ tim gan,
Thịt nhân quần, chúng mày vẫn uống ăn!
Sao này là ngôi sao dắt nẻo,
Máu này là máu để đưa đường.
Đỏ này quả quyết như bàn thạch,
Vàng này là một ánh triều dương.
Từ không gian đưa lại tiếng trăm phương,
Từ mặt đất nảy lên bao quyết chiến,
Từ cây cối mầm ra muôn sức điện,
Nước non này hiển hiện thế hiên ngang.
– Sông trườn dài giẫy giụa đuổi sài lang,
Núi dựng đứng hỏi chân trời độc lập;
Làng mạc thét từng mỗi thôn mỗi ấp,
Rặng tre thành gậy gộc, bờ bụi hoá thừng giây,
Sắt đồng thành giáo mác, cành nhánh hoá chân tay,
Đất thành khối, cát quây quần ném đá:
Nghìn nghị lực đã đứng lên tất cả!
Lũ chúng bay tàn tạ, hết cầu mong!
Máu này là máu giòng anh hùng.
Đã chảy trên non, chảy dưới đồng,
Đã chảy trên quân Nguyên, trên giặc Mãn,
Đỏ này là đỏ khối hồn chung.
Vì tới đây đoàn lũ tám mươi đông,
Bay đã nhục cả đến loài cây cỏ.
Người chẳng phục; cho đến thân ngựa chó
Cùng gặm gừ căm giận mặt quân bay.
Xiềng đã kêu trên nghìn vạn cổ tay,
Xích đã siết những cuộc đời hảo hán;
Mặt đã vỡ, óc đã rời trên trán,
Tay lìa thân, đầu rụng, tiếc đau thương
Cho một loài khát máu; tiếc vô lương!
Những Bản Thuột, những Kon Tum, Lao Bảo,
Những Bà Ráá, những Sơn La, Côn Đảo,
Còn rừng thiêng nước độc, còn núi hiểm đèo cao,
Còn cát khô, đảo vắng, biển sâu nào
Bay chẳng đoạ những anh hùng, chiến sĩ?
– Bay cố nhốt trong lao tù ích kỷ
Cả lòng yêu, ý tốt của trời Nam.
Máu này là máu lòng căm hận
Đỏ bởi tim gan giận tím chàm.
Đỏ này là đỏ trăm năm trước
Thắm lại tưng bừng triệt giống tham.
Giết chúng bay là tội chúng bay làm.
Những tội ác chúng bay gieo nay đã mọc
Thành súng ống, thành gươm dao, thành gậy gộc,
Thành cát bay đá chạy, thành mưa giông,
Thành sấm vang, thành bão táp đùng đùng!
Giết! Sẽ giết! Chết! Chúng bay sẽ chết!
Đoàn dân Việt một lòng căm đứng hết
Ôm non sông cười ngạo với nghìn thu:
“- Xác thù là xác nhồi phân ruộng,
“Máu thù là máu rửa quân nhu.
“Sao này là sao đưa hạnh phúc,
“Đỏ này là đỏ diệt quân thù!”.
23-9-1945
Ngày kháng chiến
Đoạn cuối bài thơ còn thể hiện sự căm hờn qua bốn câu thơ rất hay, ý nghĩa nói lên sự căm thù bọn cướp nước. Bạn có cảm nhận gì về bài thơ này, để lại đóng góp của bạn ngay bên dưới đây nhé.
Các Bạn Đang Xem Bài Viết Bài Thơ: “Căm Hờn” (Xuân Diệu – Ngô Xuân Diệu) Của Tác Giả Xuân Diệu Trong Tập Dưới Sao Vàng (1949) Tại Blog ChieuTa.Com. Truy Cập Blog Thường Xuyên Để Xem Nhiều Bài Viết Mới Hàng Ngày Nhé!
Để Lại Một Bình Luận