Khổng Lộ Cẩu Khẩu (Nguyễn Khuyến)
空路苟口
山擁三邊一路橫,
明空苟口是傳名。
白巖懸樹當空碧,
幽谷回風盡日鳴。
巧局多人洪造設,
機心不自老禪生。
如將幻說為真事,
試看鯤鵬化北溟。
Khổng Lộ Cẩu Khẩu
Sơn ủng tam biên nhất lộ hoành,
Minh Không cẩu khẩu thị truyền danh.
Bạch nham huyền thụ đương không bích,
U cốc hồi phong tận nhật minh.
Xảo cục đa nhân hồng tạo thiết,
Cơ tâm bất tự lão thiền sinh.
Như tương huyễn thuyết vi chân sự,
Thí khán côn bằng hoá bắc minh.
Dịch nghĩa
Ba phía là núi, một con đường đi ngang,
Người đời gọi tên là miệng đó ông Minh Không.
Cây treo trên vách núi trắng, xanh biếc tầng không,
Gió vòng quanh hang tối, vi vu cả ngày,
Cảnh vật khéo lạ, phần lớn do tạo hoá vĩ đại bày ra.
Lòng cơ xảo chẳng phải do ông sư già gây ra,
Nếu như coi những điều huyền hoặc làm sự thật,
Thì hãy xem chuyện con cá côn, chim bằng ở biển bắc.
Rút từ Hải Vân am thi tập (A.1515).
Nguyễn Minh Không (có sách chép là Dương Khổng Lộ) quê ở Điềm Giang (nay là Hoa Lư, Ninh Bình) là một thiền sư nổi tiếng dời Lý. Tương truyền ông rất giỏi pháp thuật, để lại dấu tích nhiều nơi mà “miệng đó” là một. Có lẽ bài này viết về “miệng đó” trên đường Tam Điệp, Nga Sơn.
Nguồn: Trần Văn Nhĩ, Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến, NXB Văn nghệ, 2005
Bản dịch của Trần Văn Nhĩ
Ba phía núi non, giữa một đường,
Đấy là miệng đó của Minh Không.
Cây treo vách trắng tầng không biết,
Gió quẩn hang sâu sớm tối luồn.
Cảnh vật đặt bày do Tạo hoá,
Lòng cơ chẳng tạo bởi sư ông.
Nếu điều huyền hoặc cho làm thật,
Gẫm chuyện chim bằng với cá côn.
Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Khổng Lộ Cẩu Khẩu” của tác giả Nguyễn Khuyến. Bài thơ thuộc Tập Thơ Chữ Hán – Nguyễn Khuyến, danh mục thơ Nguyễn Khuyến (Nguyễn Thắng) một trong những Nhà Thơ Việt Nam Vĩ Đại Và Tiêu Biểu. Hãy cùng đọc và thưởng thức nhiều tác phẩm thơ ca khác, có rất nhiều bài thơ hay đang chờ các bạn!
Các Bạn Đang Xem Bài Viết Bài Thơ: “Khổng Lộ Cẩu Khẩu” (Nguyễn Khuyến) Tập Thơ Chữ Hán Của Tác Giả Nguyễn Khuyến Trong Tập Thơ Chữ Hán Tại Blog ChieuTa.Com. Truy Cập Blog Thường Xuyên Để Xem Nhiều Bài Viết Mới Hàng Ngày Nhé!
Để Lại Một Bình Luận