Đánh Đu (Hồ Xuân Hương)
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai co gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân đã biết xuân chăng tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!
Là tên một bài thơ được nói là của Hồ Xuân Hương. Trải qua 235 năm từ năm Tây Sơn Quang Trung ra BắcHà(1789, thơ của nữ sĩ họ Hồ đi vào lòng dân tộc nên có đến 213 bài thơ đang lưu hành không biết bài nào là của Xuân hương bài nào là của tác giả khác có văn phong thơ của Xuân hương. Bản chữ Quốc Ngữ thì không chắc là của Xuân Hương. Bản chữ Nôm thì có bản như bài “Đánh Đu” thì giống bài “Cây Đánh Đu ở trong Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập(HĐQÂTT)”. Bài “Bà Đanh” vốn được ghi ở văn bản Nôm “Sự Tích Ông Trạng Quỳnh và trong Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập; bài “Đồng Tiền Hoẻn” vốn là thơ của Yên Đỗ. Bài “Đánh Cờ Người”, “Tát Nước”, “Thân Phận người Đàn Bà” được cho là không phải của HXH(tác giả Nguyên Khôi). Nguyên Khôi(NK) giới thiệu GS TS Kiều Thu Hoạch nghiên cứu công bố cuốn sách “Thơ Nôm Hồ Xuân hương” gồm có 84 bài thơ, câu đối. NK viết “Cái gì của Xuân Hương trả lại cho Xuân hương” .
Tính tục của bài thơ “Đánh Đu.” Bài thơ “Cây Đánh Đu” vốn đã có trong tập Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập: “Bốn cột lang nha ngắm để trồng/Ả thì đánh cái ả còn ngong/Tế hậu thổ khom khom cật,/Vái hoàng thiên ngửa ngửa lòng/Tám bức quần hồng bay phất phới,/Hai hàng châu ngọc đứng song song/Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy/Nhổ cột đem về để lỗ không”. Bài “Đánh Đu” nói là của Hồ Xuân Hương, cũng mô tả chuyện đánh đu và sự đánh đu. Bài “Cây Đánh Đu” ít gợi nghĩa thứ 2, nghĩa tục, hơn bài “Đánh Đu”. Nếu nghi tác giả bài “Đánh Đu” không phải Xuân Hương thì người làm ra bài này tài tình và có tư tưởng không khác “xếp hình”, sáng tác ra được bài thơ có 2 nghĩa. Nghĩa tục thì rất mạnh bạo và rất phong phú.
Đọc bài “Cây Đánh Đu” ta không thấy gì gợi ra cảnh tục. Ngay cái đề “Cây Đánh Đu” cũng không thấy phản phất “mùi vị” tục. Trong khi cái đề “Đánh Đu” thì thấy ngay nó gợi ra hành động tục rồi. Nếu không cẩn thận, ta lỡ gõ dấu nặng(.) thì rõ ràng ta gõ động từ tính giao (đ…u.. và nặng…). Thứ đến tính chất không phải là bài thơ nói về tục là vì tính không phân biệt giới tính nam nữ trong bài thơ “Cây Đánh Đu”, tức đề cập tới tục của nhân vật tham gia. Nhân vật đồng tính là nữ giới. “Ả thì đánh cái, ả còn ngong.” Cả 2 tham gia cuộc chơi đều là “ả” cả. “Tế hậu thổ khom khom cật,/Vái hoàng thiên ngửa ngửa lòng.” “Cật” ở đây là trái cật, quả thận. Hình ảnh cái lưng. “khom khom cật” là khom khom lưng. Chẳng có gì là tục cả. Ở đây có 2 mụ đàn bà có hành động đang làm lễ ở chùa thờ phật, ở miếu thờ thần. Họ khấn vái trời đất phù hộ, cầu tài, cầu lộc nhân dịp đầu Xuân chẳng có gì là hình ảnh tục cả. Chắc chắn là có 2 ả đàn bà mặc áo tứ thân đang đánh đu vì có tới 8 bức quần hồng. Nhiều sự khảo cứu xác định nghĩa từ “quần” thời xưa. Quần là phần che bên dưới của cơ thể, từ thắt lưng trở xuống như cái xiêm, cái váy, cái xống. Như vậy một phụ nữ mặc áo tứ thân có 4 bức quần hồng. Hai thân trước của áo thắt vạt nút lại ở thắt lưng và để buông lơi bay tự do ở bên dưới cơ thể. Đó là 2 bức.
Cái váy hay cái xống là bức thứ 3. Bức thứ 4 là 2 thân sau của áo được may dính thành 1 tấm. Tứ thân là 2 thân trước và 2 thân sau tạo 3 bức quần hồng, cộng với cái váy thành 4 bức. Đến khi đọc câu “Hai hàng châu ngọc đứng song song” thì ta cũng không khám phá ra hình ảnh tục. Cây đánh đu ngày xưa thiết kế gồm 4 cái cột để gác qua dó 1 xà ngang. Cái để đu thì không treo vào xà ngang bằng dây thừng hay dây cab, dây xích sắt mà treo bỡi 2 ống tre. Đầu ống ăn khớp hệ thống đoạn ống tre ngắn cài với nhau bỡi chốt ngang làm thành hệ thống trục nằm ngang để các ống tre có thể quay tự do chung quanh các trục nằm ngang ấy. Trên ống tre người ta có thể treo vật trang trí hay quà có giá trị để thưởng. ‘Hai hàng châu ngọc” là 2 hàng đồ vật trang trí trên 2 ống tre đó. Ở tranh Đông Hồ thì thấy gác qua xà ngang còn có thêm 1 cây dọc treo lủng lẳng đồ vật. Đầu bên kia cây gắn vào 1 cái cột bự. Tất cả không có chi là hình ảnh tục cả.
Trở lại bài “Đánh Đu” “Bốn cột khen ai khéo khéo trồng/Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông/Trai đu gối hạc khom khom cật,/Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng/Bốn mảnh quần hồng bay phất phới/Hai hàng chân ngọc duỗi song song/Chơi xuân ai biết xuân chăng tá?/Cột nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!” Bài thơ đầy hình ảnh cơ quan sinh thực khí nam nữ (tục) và hành động thực hiện chức năng của nó là tính giao ở cả 2 cung bậc tục và thanh (xem định nghĩa tục ở bài viết địa chỉ.
Các Bạn Đang Xem Bài Viết Bài Thơ: “Đánh Đu” – Hồ Xuân Hương Của Tác Giả Hồ Xuân Hương Trong Tập Thơ Nôm Truyền Tụng – Hồ Xuân Hương Tại Blog ChieuTa.Com. Truy Cập Blog Thường Xuyên Để Xem Nhiều Bài Viết Mới Hàng Ngày Nhé!
Để Lại Một Bình Luận