Tính ví von trong thơ Hồ Xuân Hương gây nhiều trạng thái tình cảm nửa hư, nửa thực, gần như trêu chọc người đọc.
Ốc Nhồi (Hồ Xuân Hương)
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi
(Bản khắc 1922)
Bản khảo dị:
Bản Quốc văn tùng ký
Tựa đề: Con ốc
Câu 1: Bác mẹ sinh ra đít vẫn dồi
Câu 2: Một mình lăn lóc đám rêu hôi
Nếu hình ảnh trong đầu của nhà thơ không sống động, thì người đọc thơ cũng không có cảm quan sống động của bài thơ. Sự tương tác giữa họa, nhạc trong thơ có thể gần như tương tự với sự đóng góp của họa sĩ, nhạc sĩ, hay nói cách khác, sự dàn dựng một bộ phim, và người họa sĩ, nhạc công, đạo diễn phim v.v. tất cả đều chỉ bởi nhà thơ với ngòi bút và những từ ngữ trong một hệ thống ngôn ngữ mà ra.
Cách sử dụng hình ảnh động đậy bằng việc cho thêm các động từ cũng thường được thấy trong thơ, đặc biệt là trong các vế đòi hỏi tính đối lập. Một điểm nữa khá quan trọng, song lại có thể là lỗ hổng lớn nhất trong tất cả các bài bàn luận về thơ là dư âm.
Dư âm là cảm quan người đọc có được sau khi đọc một cụm từ, một câu thơ, một đoạn thơ, hay một bài thơ. Tuy nguồn gốc của dư âm là ở bản thân cấu kết của các từ, cách sử dụng từ, của âm thanh và hình ảnh do các từ tạo ra, song kết quả của dư âm còn do ảnh hưởng của tâm trạng người đọc, cảm quan của người đọc, hay nói cách khác, khả năng cảm nhận của người đọc.Sở dĩ dư âm là một lỗ hổng lớn là vì tính khó bao trùm được của bất cứ một bàn luận nào về khía cạnh này. Có thể nói dư âm là kết xuất của cảm quan của người viết thơ cộng với cảm quan của người đọc thơ.
Tạo được dư âm như mình mong muốn là cái thần của người làm thơ. Dư âm còn có thể là cái hương vị của bài thơ, từ đó người đọc cảm nhận được phong thái, cái hay cái đẹp trong tâm tư của nhà thơ.Nếu nói hoa thơm thì người đọc chưa chắc đã cảm thấy hoa thơm, nhưng nếu nói thoảng đưa trong không gian thì người đọc thấy cái gì nhè nhẹ, hình dung được cái hương bay. Hay nói cách khác, người làm thơ không diễn tả những gì hiển hiện trước mặt, không nói những gì hiển nhiên vốn có, bằng ngôn ngữ cửa miệng, đầu lưỡi, tức là thứ ngôn ngữ vẫn dùng thường ngày, song dùng một cách khác, gián tiếp chỉ đến điều mình muốn nói : ” Ốc nhồi ” mới đọc thì thấy tục nhưng càng ngẫm càng lắng sâu cái hương vị rất Hồ xuân Hương thanh tao, châm biếm.
Các Bạn Đang Xem Bài Viết Bài Thơ: “Ốc Nhồi” – Hồ Xuân Hương Của Tác Giả Hồ Xuân Hương Trong Tập Thơ Nôm Truyền Tụng – Hồ Xuân Hương Tại Blog ChieuTa.Com. Truy Cập Blog Thường Xuyên Để Xem Nhiều Bài Viết Mới Hàng Ngày Nhé!
Để Lại Một Bình Luận