Dệt Cửi Đêm (Hồ Xuân Hương)
Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau
Con cò mấp máy suốt đêm thâu
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc
Một suốt đâm ngang thích thích mau
Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả
Ngắn dài khuôn khổ vẫn như nhau
Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ
Chờ đến ba thu mới dãi màu
(Bản khắc 1922)
Bản khảo dị:
– Bản Quốc văn tùng ký
Tựa đề: Vịnh khung cửi
Câu 8: Chờ đến ba thu hãy dãi màu
– Bản Xuân Hương thi sao
Tựa đề: Vịnh chức nữ (Vịnh cô gái dệt cửi)
Câu 1: Mới thoạt dàn ra thấy trắng phau
Câu 2: Cái cò cót két suốt đêm thâu
Câu 3: Hai chân dãi thẳng năng năng nhắc
Câu 4: Một cái thoi đưa thoắt thoắt mau
Câu 5: Rộng hẹp dày thưa tùy mặc ý
Câu 6: Ra vào khuôn khổ cũng như nhau
Câu 7: Cô như muốn tốt ngâm cho kỹ
Câu 8: Được nước vò trong mới đậm màu
Dệt vải là “đan” chỉ. Đan các sợi canh vào sợi chỉ để được một tấm vải. Sợi canh là sợi chỉ dọc. Sợi chỉ là sợi chỉ ngang. Sợi chỉ ngang do một cuộn chỉ gọi là cái suốt, chuyển động tự do quanh trục ở trong bụng cái thoi, nhả ra.
Khung cửi có 2 trục căn thẳng sợi canh ra. Trục phía trên từ từ nhả sợi canh ra. Sau khi sợi chỉ đan với sợi canh thành tấm vải thì trục phía dưới cuộn tấm vải vào. Sợi canh được định vị thẳng hàng dọc nhờ cái kết trông giống cái lược. Mỗi sợi canh nằm trong một khe giữa 2 răng lược. Một bộ phận nữa là go được điều khiển nhịp nhàng lên xuống theo chuyển động bàn chân của người thợ dệt. Phía trên, go treo vào mỏ con cò và go kia treo vào đuôi của nó. Phía dưới go cột vào bàn đạp bên trái và go kia cột vào bàn đạp bên phải.
Đạp bàn đạp bên trái kéo go xuống, kéo theo sợi canh bên trái xuống. Con cò mổ xuống và đuôi nó dỉnh lên, kéo sợi canh liền bên phải lên. Tất cả tạo khoảng trống giữa 2 sợi canh liền kề để cái thoi phóng qua. Cái suốt ở trong bụng của cái thoi sẽ nhả sợi chỉ ra. Kế tiếp là chuyển động gược lại: Đạp bàn đạp bên phải xuống, go bên kia kéo sợ canh bên phải xuống, đuôi cò cụp xuống.
Đầu cò ngửng lên, kéo go bên này lên, kéo theo sợ canh bên trái lên. Sợ chỉ bị “nhốt” lại. Cái kết hạ xuống, nện sợi chỉ bị “nhốt” dính chặt vào tấm vải. Rồi người thợ dệt đẩy cái kết lên để dệt tiếp sợi chỉ thứ 2. Một cái cung mà 2 đầu nhọn găm vào 2 biên tấm vải để căn tấm vải ra. Thoi thì dài, thuôn như hình con chim én lao vào trong gió. Bụng của nó thì rỗng chứa cái suốt. Bên hông thoi có một lỗ nhỏ để sợi chỉ luồn qua. Khi thoi đưa, suốt tự do lăn tròn nhả sợi chỉ ra. Thoi kéo sợi chỉ qua bên này rồi qua bên kia biên tấm vải.
Dệt vải như thế chẳng có gì gợi dục cả. Nhưng khi động não thì thấy cả bức tranh thuộc về sex, tức đề cập tới cơ quan sinh thực khí nam nữ và mô tả tính giao của nó. Đây là đặc tính của thơ Hồ Xuân Hương. Mỗi từ có 2 nghĩa để mô tả một bức tranh thường ẩn bên dưới là một bức tranh mô tả về sex rất hay, rất hàm súc.
Các Bạn Đang Xem Bài Viết Bài Thơ: “Dệt Cửi Đêm” – Hồ Xuân Hương Của Tác Giả Hồ Xuân Hương Trong Tập Thơ Nôm Truyền Tụng – Hồ Xuân Hương Tại Blog ChieuTa.Com. Truy Cập Blog Thường Xuyên Để Xem Nhiều Bài Viết Mới Hàng Ngày Nhé!
Để Lại Một Bình Luận